VTV.vn - Nga đã tiến thêm một bước trong việc công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan khi các nghị sĩ Nga bỏ phiếu mở đường đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
VTV.vn - Nga đã tiến thêm một bước trong việc công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan khi các nghị sĩ Nga bỏ phiếu mở đường đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Điểm tin tuần trên Vĩnh Long Online ngày 3/11/2024 sẽ có những nội dung chính sau đây: * Tăng cường huy động sức mạnh tổng hợp tham gia phòng, chống và kiểm soát ma túy; * Hạn chế giao thông tạm thời các tuyến đường để tổ chức Festival Gạch Gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long; * Cơ bản gia cố, ngăn được nước tràn vùng giáp sông Cổ Chiên; * Rục rịch thị trường lịch 2025; * Chủ động phòng chống bệnh sởi; * Khát vọng đưa “vương quốc gốm đỏ” vươn xa;
Nhiều thủ đô lớn trên thế giới đang trải qua những ngày nắng nóng hơn bao giờ hết. Hiện tượng cực đoan này bị thúc đẩy bởi tình trạng nhiệt độ tăng cao trên khắp châu Á trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng.
Người dân chờ lấy nước ở New Delhi trong ngày nắng nóng. Ảnh: ABC News
Theo dữ liệu phân tích do Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED) công bố ngày 28-6, số ngày có nhiệt độ vượt quá 35oC tại 20 thủ đô lớn nhất thế giới - với tổng dân số hơn 300 triệu người - đã tăng 52% trong 3 thập kỷ. Chi tiết hơn, nghiên cứu của IIED cho biết cứ mỗi 10 năm trôi qua, những thủ đô lớn từ New Delhi (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Buenos Aires (Argentina), Paris (Pháp) đến Cairo (Ai Cập) ghi nhận ngày càng có nhiều ngày cực kỳ nóng khi lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra tăng lên.
Trong thông cáo báo chí, nhà nghiên cứu cấp cao Tucker Landesman nhấn mạnh xu hướng nắng nóng cực độ kéo dài đang trở nên tồi tệ do hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị”, khi các thành phố thay thế diện tích đất tự nhiên bằng các công trình đường sá, tòa nhà vốn hấp thụ và giữ nhiệt. Tình trạng trên gây ra mối đe dọa nguy hiểm đối với cơ sở hạ tầng, kinh tế và sức khỏe con người.
Các thành phố châu Á có mức tăng nhiệt cao nhất
Châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước các rủi ro về khí hậu do đông dân, tỷ lệ người nghèo nhiều và thường định cư ở các vùng trũng thấp; dễ bị lũ lụt, mực nước biển dâng cao và các thảm họa thiên nhiên khác. Các thành phố ở châu Á, chiếm khoảng một nửa số thủ đô đông dân nhất thế giới, đã chứng kiến mức tăng nhiệt lớn nhất, một xu hướng thể hiện rõ trong các đợt nắng nóng nguy hiểm gần đây trên khắp khu vực, từ Đông Nam Á đến Trung Quốc, Ấn Độ.
Đơn cử như thủ đô Jakarta của Indonesia, số ngày có nhiệt độ trên 35oC ở đây đã tăng vọt trong 30 năm qua, từ 28 ngày trong giai đoạn 1994-2003 lên 167 ngày trong giai đoạn 2014-2023. Trung Quốc và Hàn Quốc cũng trải qua những ngày nắng nóng đáng kể, trong đó số ngày trên 35oC ở Bắc Kinh tăng 309% kể từ năm 1994 trong khi Seoul vào năm 2018 có 21 ngày nhiệt độ trên 35oC, nhiều hơn 10 năm trước đó cộng lại. Trong danh sách các thành phố nóng nhất của IIED, New Delhi của Ấn Độ đứng đầu khi ghi nhận 4.222 ngày có nhiệt độ trên 35oC trong 30 năm qua, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác được phân tích. Nếu tính từ năm 2014 đến năm 2023, có tới 44% số ngày ở thủ đô Ấn Độ đạt đến ngưỡng đó so với 35% trong giai đoạn 1994-2003 và 37% giai đoạn 2004-2013. Năm nay, từ ngày 14-5 đến 21-6, New Delhi ghi nhận đợt nắng nóng dài và nghiêm trọng nhất trong 74 năm với 39 ngày liên tiếp nóng tới 40oC hoặc thậm chí lên tới 49,9oC tại một số nơi.
Nhiệt độ cực cao có thể gây tử vong, đặc biệt đối với những nhóm dễ bị tổn thương. Theo báo cáo từ Trung tâm Phát triển Y tế Ấn Độ, từ ngày 11 đến ngày 19-6, New Delhi ghi nhận 192 ca tử vong liên quan nắng nóng ở những người vô gia cư, con số cao kỷ lục so với cùng kỳ trong 5 năm qua.
Nắng nóng cũng gây tổn hại kinh tế khi làm hư hại mùa màng, giết chết vật nuôi và làm giảm năng suất lao động. Ngoài ra, nhiệt độ khắc nghiệt còn gây áp lực lên cơ sở hạ tầng (đường cao tốc, đường bộ, dây điện và đường sắt), dẫn tới gián đoạn chuỗi cung ứng, mất điện và dịch bệnh. Theo nghiên cứu của Đại học Dartmouth (Mỹ) năm 2022, nắng nóng cực độ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hàng ngàn tỉ USD kể từ đầu những năm 1990, trong đó các quốc gia nghèo nhất và phát thải thấp nhất thế giới phải gánh chịu hậu quả nặng nề.