Học sinh tiêu biểu là một danh hiệu được dùng để khen thưởng cho những học sinh tiểu học hoàn thành tốt việc học tập và rèn luyện.
Học sinh tiêu biểu là một danh hiệu được dùng để khen thưởng cho những học sinh tiểu học hoàn thành tốt việc học tập và rèn luyện.
Câu hỏi học sinh tiêu biểu là gì bắt nguồn từ việc Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thông tư số 27. Nội dung chính là đưa ra một số quy định mới về việc khen thưởng. Do đó nhiều người chưa nắm rõ thông tin và còn thắc mắc học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay khá. Để trả lời câu hỏi này thì học sinh tiêu biểu chính là ở mức khá.
Hoàn thành tốt học tập và rèn luyện ở bậc tiểu học tương đương với thang điểm trên 7. Theo như thang trước đây thì danh hiệu này sẽ dành cho các học sinh khá. Tuy thay đổi về tên gọi nhưng bản chất không quá khác biệt.
Ngoài ra Bộ Giáo dục cũng đề cập tới vấn đề mới về việc đánh giá chia ra làm 2 hình thức riêng: liên tục và định kỳ.
Để xác định học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay khá cần trải qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng. Đây là việc làm được thực hiện thường xuyên bởi giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Trong quá trình lên lớp, giáo viên sẽ đánh giá qua mỗi bài tập hàng ngày. Từ đó nhận định những khuyết điểm của học sinh và chỉ ra phương pháp giải quyết ngay thời điểm đó.
Với học sinh sẽ tham gia góp ý các bạn cùng lớp thông qua các hoạt động nhóm, trao đổi phương pháp học tập. Cuối cùng là vai trò của các bậc phụ huynh, kiểm soát hoạt động ôn bài tại nhà của con em mình một cách linh hoạt. Tiếp nhận những nhận xét từ phía giáo viên để cải thiện nhanh chóng, tuy nhiên không nên quá cứng nhắc dẫn đến áp lực.
Đánh giá định kỳ là việc làm tất yếu, giáo viên sẽ thực hiện ở các mốc giữa học kỳ và cuối học kỳ. Thông thường giáo viên thống kê lại kết quả các môn học cùng thái độ rèn luyện sau đó nhận xét theo thang sẵn có.
Chương trình giáo dục mới đã có sự thay đổi về mục tiêu của nền giáo dục từ việc chú trọng truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Do đó, các tiêu chí dùng để đánh giá học sinh đã có sự thay đổi theo hướng toàn diện hơn.
Cụ thể, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27, tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu:
Một trong những tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu đó là kết quả giáo dục. Việc đánh giá kết quả giáo dục này sẽ do giáo viên chủ nhiệm thực hiện dựa vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá học tập của từng môn học, hoạt động giáo dục cùng với đó là từng phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.
Trong đó, những phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Những năng lực cốt lõi được chia thành hai loại gồm: những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác…) và những năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, thẩm mỹ, thể chất…).
Để đạt được danh hiệu học sinh tiêu biểu, học sinh phải đạt được kết quả giáo dục ở mức hoàn thành tốt. Đây là một trong bốn mức đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.
Theo đó, mức hoàn thành tốt theo điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27 chỉ rõ:
Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên
Như vậy, để đạt được kết quả giáo dục hoàn thành tốt, học sinh không chỉ phải đạt được kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục ở mức tốt; đạt được điểm 7 trở lên ở các môn học trong bài kiểm tra cuối năm mà tất cả các phẩm chất, năng lực như đã nêu ở trên cũng phải xếp ở mức Tốt.
Cùng với việc đạt được kết quả giáo dục hoàn thành tốt, học sinh đồng thời phải có thành tích xuất sắc trong ít nhất một môn học thì mới có khả năng đạt được danh hiệu Học sinh tiêu biểu. Cụ thể, ở một trong các môn học như Tiếng việt, Toán, Ngoại ngữ… học sinh phải đạt được điểm 9 trở lên trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm học.
Dù học sinh không đạt được thành tích xuất sắc trong ít nhất một môn học nhưng nếu như học sinh đó có sự tiến bộ rõ rệt ở ít nhất một phẩm chất, năng lực thì giáo viên chủ nhiệm vẫn ghi nhận và xem xét đánh giá danh hiệu Học sinh tiêu biểu.
Để hiểu rõ hơn học sinh tiêu biểu là gì hãy tham khảo qua một số tiêu chí để xét danh hiệu này. Học sinh phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mức độ hoàn thành.
Học sinh tiêu biểu cũng không phải là học sinh tiên tiến. Hiện nay, theo quy chế đánh giá học sinh của chương trình giáo dục phổ thông mới thì danh hiệu học sinh tiên tiến đã không còn nữa.
Theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì chỉ còn quy chế khen thưởng đối với học sinh xuất sắc và học sinh giỏi.
Như vây, trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ
cũng như những tiêu chí được dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu. Đồng thời, chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về cách thức khen thưởng đối với các học sinh tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích đối với bạn.
Học sinh tiêu biểu là gì và tiêu chí xét chọn như thế nào nhận được sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Những danh hiệu khen thưởng tạo nguồn động lực thúc đẩy sự cố gắng của học sinh. Gần đây theo chương trình giáo dục ngày càng phát triển, những quy định về xếp loại học sinh cũng có sự đổi mới. Tìm hiểu thông tin về danh hiệu này để cập nhật các chính sách mới nhất.
Học sinh tiêu biểu là danh hiệu trao cho các học sinh có thành tích đáng chú ý tại nhà trường. Những đánh giá này dựa trên sự nỗ lực trong quá trình học tập, đáp ứng về mặt kiến thức. Ngoài ra học sinh cũng cần rèn luyện tích cực với các hoạt động ngoại khóa. Khi đạt mức hoàn thành tốt, nhà trường sẽ khen thưởng học sinh tiêu biểu.
Bên cạnh đó học sinh cũng phải thể hiện sự nỗ lực và tiến bộ của mình để được các thành viên trong lớp công nhận. Tuy nhiên đây cũng chỉ là yếu tố bổ sung, nhận xét từ giáo viên đóng vai trò mấu chốt.
Đánh giá học sinh là một quá trình xuyên suốt học kỳ mà giáo viên ghi nhận từ các hoạt động. Trong đó bao gồm tác phong, ý thức học tập, điểm số kiểm tra, tự giác rèn luyện…Cùng với đó, giáo viên cũng có trách nhiệm nhắc nhở, giúp đỡ để học sinh ngày càng tiến bộ.
Việc khen thưởng các danh hiệu không phải là để so sánh giữa các học sinh với nhau hay đánh giá một học sinh là giỏi giang hay yếu kém. Ý nghĩa của việc khen thưởng danh hiệu Học sinh tiêu biểu hay Học sinh xuất sắc là nhằm:
Ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực và chăm chỉ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện;
Động viên, khuyến khích học sinh tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt việc học tập và rèn luyện;
Tạo động lực để học sinh không ngừng cố gắng vươn lên để đạt được thành tích tốt trong rèn luyện cũng như học tập;
Tạo nên một môi trường giáo dục cạnh tranh lành mạnh, tích cực; từ đó góp phần xây dựng nền giáo dục tiến bộ và nhân văn hơn;
Thông qua việc khen thưởng cũng giúp đánh giá được phần nào chất lượng giảng dạy và học tập, qua đó cải thiện và phát triển chất lượng giáo dục.