Trong phim Tình Anh Em, Marine Captain Sam Cahill là một lãnh đạo, một vận động viên, một người chồng lí tưởng và một người cha tốt. Trong phim này, ở nơi đất khách quê người, tại một ngôi làng hẻo lánh, trực thăng của Sam đã nổ súng không thương tiếc vào nơi đây và Sam phải vào tù. Trong thời gian Sam vắng mặt vì nhiệm vụ, Tommy cố gắng chăm sóc cho người vợ của Sam cùng hai đứa con của anh. Còn Sam đã trải qua những cơn ác mộng đáng sợ, và dần vô cảm trước mọi việc. Nhưng tệ nhất là anh buộc tội vợ ngoại tình với em trai mình. Ác quỷ chiến tranh đã ám ảnh anh không dứt, cái gì mới có khả năng ngăn cản chúng? Xem phim Tình Anh Em và chắc chắn các bạn sẽ thích phim online này!
Trong phim Tình Anh Em, Marine Captain Sam Cahill là một lãnh đạo, một vận động viên, một người chồng lí tưởng và một người cha tốt. Trong phim này, ở nơi đất khách quê người, tại một ngôi làng hẻo lánh, trực thăng của Sam đã nổ súng không thương tiếc vào nơi đây và Sam phải vào tù. Trong thời gian Sam vắng mặt vì nhiệm vụ, Tommy cố gắng chăm sóc cho người vợ của Sam cùng hai đứa con của anh. Còn Sam đã trải qua những cơn ác mộng đáng sợ, và dần vô cảm trước mọi việc. Nhưng tệ nhất là anh buộc tội vợ ngoại tình với em trai mình. Ác quỷ chiến tranh đã ám ảnh anh không dứt, cái gì mới có khả năng ngăn cản chúng? Xem phim Tình Anh Em và chắc chắn các bạn sẽ thích phim online này!
Anh Nói Yêu Em Được Không - Single MinZ Mặt Đất February 11, 2023
You may owe duties and fees upon delivery
Customs authorities may apply duties, customs fees, and taxes when your order arrives. Your local authority will be in touch if there’s anything you owe.
Import charges includes duties, processing fees, and taxes on imports.
Duties are a type of tax collected on imports by a country's customs authorities. Usually, the duties vary depending on the item and its value. In different countries, this tax may be called a customs duty, import duty, or tariff.
Carriers and customs authorities may charge additional processing fees.
Còn nhớ cách đây không lâu, khi bộ phim truyền hình “Ba anh em” của Hàn Quốc phát trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam, cả gia đình tôi ngày nào cũng háo hức chờ đến qua 10h đêm để xem. Không phải là tín đồ của phim Hàn, nhưng tôi đã thực sự bị “Ba anh em” cuốn hút, suốt chiều dài gần 100 tập phim.
Từ những câu chuyện bình thường...
Nội dung của “Ba anh em” không có gì đặc biệt, thậm chí cũng không mới. Phim xoay quanh một gia đình có ba người con trai, mỗi người một tính cách, một suy nghĩ, một số phận khác nhau.
Người anh cả, Kim Geun Kang (do Ahn Nae Sang thủ vai), có tính cách thụ động, tốt nghiệp đại học nhưng lại không kiếm được công việc như ý. Chuyện tình cảm của Geun Kang cũng gặp nhiều sóng gió khi trải qua 2 cuộc hôn nhân mà vẫn chưa thể ổn định.
Trái ngược với Geun Kang là Kim Hyun Chal (Oh Dae Gyu), người anh hai sớm phải gánh vác trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ thay vị trưởng nam bất tài. Hyun Chal có đầu óc kinh doanh và giỏi quan hệ xã hội, nhưng lại không mấy thành công trong cách ứng xử với bố mẹ, vợ và các anh em trong nhà.
Cậu út Kim Yi Sang (Lee Jun Hyuk đóng) dường như là đứa con được cưng chiều nhất, với đầy đủ bản lĩnh của người đàn ông hiện đại, thành đạt, hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm với công việc và hết mình với tình yêu.
Vẫn là một mô típ gia đình quen thuộc, vẫn khai thác những câu chuyện cũ trong mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu, chuyện "bên nội - bên ngoại", hay con trưởng, con thứ... Những câu chuyện ấy không chỉ có ở Hàn Quốc, mà có lẽ vẫn tồn tại hàng ngày, hàng giờ trong các gia đình Việt nhiều thế hệ. Và có lẽ cũng bởi thế, mà bộ phim trở nên gần gũi với khán giả hơn.
... đến những nhân vật chẳng thể quên
Xem phim, đôi khi tôi cảm tưởng như các diễn viên không hề diễn. Là một bộ phim với dàn diễn viên đông đảo, nhưng dường như không một ai mờ nhạt. Mỗi người đều đã khắc họa thành công nhân vật của họ trong lòng khán giả. Nên ngay cả khi bộ phim đã kết thúc, tôi vẫn muốn được xem lại.
Tôi nhớ anh chàng Geun Kang bất tài trong mắt mọi người, nhưng sống đầy tình cảm và biết quan tâm tới người khác. Tôi nhớ một anh hai Hyun Chal luôn cố gắng vươn lên trong mọi công việc, để rồi nhận ra hạnh phúc gia đình mới là thứ đáng trân trọng nhất. Tôi cũng nhớ cậu ba Yi Sang vì tình yêu mà dám làm tất cả.
Nhưng chẳng hiểu sao nhân vật mà tôi nhớ và có cảm tình nhất lại là vai diễn của Kim Hee Jung - trong nhân vật cô con dâu thứ hai Woo Mi. Hee Jung vào vai đạt đến nỗi tôi đã khóc, cười cùng nhân vật của cô ấy.
Tôi khóc khi cô ấy khóc thầm trong căn bếp, nơi cô ấy 10 năm quần quật làm việc nhà. 10 năm, Woo Mi từ bỏ ước mơ vào đại học để phục vụ chồng và gia đình chồng. 10 năm, cô không biết đến những cuộc vui tụ tập bạn bè, không biết đến việc ăn diện, trang điểm. 10 năm, Woo Mi chỉ biết đến quần áo bẩn phải giặt, nhà cửa phải quét dọn, cơm canh phải nấu, bát đũa phải rửa...
Tôi đã khóc cả khi Woo Mi lần đầu tiên học trang điểm để mong chồng để ý đến mình. Nhưng do chưa làm bao giờ nên cô biến mình thành nàng hề ngốc nghếch. Tôi cũng khóc cả những đêm Woo Mi nằm trong chăn với các con trong khi chồng cô ngủ ở một căn phòng khác, mua quà tặng cho một người phụ nữ khác...
Kim Hee Jung đã không chỉ diễn tròn vai Woo Mi ở khía cạnh nội tâm, mà còn thành công cả ở ngoại hình nhân vật. Tôi vẫn nhớ cái dáng vẻ tất bật, vội vàng của Woo Mi trong phim. Cô ấy lúc nào cũng như muốn chạy đua với thời gian để hoàn thành tốt mọi trách nhiệm với gia đình.
Với tôi, "Ba anh em" là một bộ phim "không thể quên", không chỉ bởi nó mang lại cho tôi những tiếng cười cũng như những giọt nước mắt cảm động, mà bởi đằng sau câu chuyện rất bình thường, bộ phim còn gửi gắm một thông điệp sâu hơn về tình yêu, về ý nghĩa của hai tiếng "mái ấm" trong cuộc đời mỗi con người.
Tôi học được cách yêu thương và quan tâm tới người khác hơn khi chứng kiến cảnh ông bố (Park In Hwan) kiếm bằng được chiếc bút của người đỗ thủ khoa trong cuộc thi thăng cấp của ngành cảnh sát để đem tặng cô con dâu đang đi học đại học. Người bố chồng cũng là người đầu tiên đồng ý cho con dâu bỏ công việc nhà để đi học tiếp, bởi ông biết đó là ước mơ cả đời của cô. Và hơn ai hết, ông là người thấu hiểu tất cả những nỗi tủi khổ và thiệt thòi mà cô phải chịu đựng trong suốt 10 năm vì gia đình nhà chồng.
Tôi cũng học được cách phải biết nói lời yêu thương và tha thứ cho những người thân yêu khi xem cảnh Geun Kang dẫn mẹ mình đến... nhà tang lễ để bà chứng kiến cảnh những người vợ mất chồng, để bà hiểu rằng chồng bà không còn nhiều thời gian ở bên cạnh bà, và bà nên yêu thương, quan tâm và chia sẻ với chồng hơn là suốt ngày nhiếc móc ông về chuyện kiếm tiền.
Tôi cũng học được cách sống vì mọi người, khi chứng kiến những thành viên trong gia đình họ Kim hy sinh vì nhau, quan tâm đến nhau, người này yêu thương người khác còn hơn cả bản thân mình...
Và điều cuối cùng tôi học được từ bộ phim này, đó là ý nghĩa của hai tiếng thân thương "gia đình" trong cuộc đời mỗi con người. Dẫu ta có mắc bao nhiêu sai lầm, có trải qua bao lần sa ngã, thì gia đình vẫn luôn ở đó, là tổ ấm yêu thương, che chở và luôn rộng cửa để đón ta trở về.
Bạn yêu điện ảnh, bạn thích bình luận về phim, hay chỉ đơn giản là bạn chỉ thích ngồi nhà xem phim truyền hình. Hãy chia sẻ với Afamily.vn những cảm xúc của bạn về tất cả các bộ phim mà bạn đã từng xem. Chúng tôi luôn đón nhận tất cả những bài viết đánh giá cũng như bình luận phim của mọi độc giả qua chuyên mục mới
Mỗi bài viết hợp lệ được chọn đăng có độ dài từ 600 - 1400 chữ, ưu tiên những bài viết bộc lộ được cảm xúc cũng như góc nhìn cá nhân của tác giả. Thư tham gia gửi về mục Phim Ảnh (email: [email protected], mọi thắc mắc về chuyên mục các bạn cũng gửi trực tiếp qua email này) các bạn cần đề rõ: Tham gia chuyên mục
. Với mỗi bài viết được đăng, độc giả sẽ nhận được nhuận bút tương ứng.