Việc Học Lịch Sử Có Ý Nghĩa Gì

Việc Học Lịch Sử Có Ý Nghĩa Gì

Khi nhà trường cho học sinh của mình mặc đồng phục riêng thì điều này cũng đã góp phần thể hiện đặc trưng của trường so với những đơn vị giáo dục khác.

Khi nhà trường cho học sinh của mình mặc đồng phục riêng thì điều này cũng đã góp phần thể hiện đặc trưng của trường so với những đơn vị giáo dục khác.

Một số loại vải phổ biến dùng để may đồng phục học sinh

Có thành phần chủ yếu từ sợi PE 40x40. Sợi mảnh nên vải dệt lên mịn, mềm và đẹp.

Tuy thành phần vải là sợi PE nhưng kate silk mặc vào khá mát, ít nhăn và không xù lông. Đặc biết là giá thành vô cùng hợp lý.

90% áo sơ mi học sinh tại Việt Nam đều được may từ chất liệu kate silk này.

Đây là hai loại vải được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài nên thường có giá thành khá cao.

Vải sở hữu những ưu điểm nổi bật như có độ mượt, sờ vào cảm giác mềm tay, bóng, không nhăn, thẩm mỹ và có độ thấm hút mồ hôi rất tốt.

Tuy nhiên, cũng chính vì những lý do trên mà vải kate Mỹ và kate Ý thường được dùng để may áo sơ mi công sở hơn là đồng phục học sinh.

Thường được dùng để may quần tây cho học sinh các cấp lớn, có giá thành tương đối cao.

Loại vải này thường được dùng để may quần tây cho học sinh cấp 2 và cấp 3. Có giá thành rất cao nhờ đặc tính co giãn và thoáng mát mà nó mang lại cho người mặc.

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu may đồng phục học sinh cho mùa tựu trường đến nhưng vẫn chưa tìm được đơn vị cung cấp ưng ý, thì hãy liên hệ ngay cho Đồng Phục Huy Phát thông qua hotline 0961 777 386 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá phù hợp nhé!

Hổ phách thực ra không phải là đá mà là nhựa cây hóa thạch vô định hình. Hổ phách có nguồn gốc từ nhựa cây đã hóa thạch sống cách đây hàng chục triệu năm.

Hổ Phách (Amber) nó thường có màu vàng vàng đến vàng cam. Hổ phách dao động từ trong suốt đến bán trong. Nó cũng có thể được xử lý nhuộm nhiều màu.

Hổ phách là một trong những vật chất đầu tiên được sử dụng để trang điểm cá nhân. Trên thực tế, những mảnh hổ phách được trang trí đã được tìm thấy trong các di vật từ thời kỳ đồ đá. Từ thời Hy Lạp cổ đại, những viên đá được sử dụng làm bùa hộ mệnh. Amber xếp hạng 2,5 trên thang độ cứng nhưng rất bền bỉ và có thể sử dụng trong trang sức. Độ mềm của nó khiến nó tương đối dễ chạm khắc.

Từ thời tiền sử, hổ phách đã được sử dụng cho các đồ vật tôn giáo. Nó được cho là có đặc tính bùa chú, và nhiều người cổ đại đã chôn các đồ vật và bùa hộ mệnh bằng hổ phách với người chết của họ để bảo vệ họ ở thế giới bên kia.

Người La Mã gọi vật chất này là amber succinum, vì nó được cho là từ nhựa cây. Nó cũng được sử dụng trong thời kỳ đồ đá mới như một vật liệu trang trí. Amber đã được đưa đến tận dãy Alps từ bờ biển Baltic – một khoảng cách rất xa trong những ngày đó, điều này cho chúng ta ý tưởng về tầm quan trọng của hổ phách vào thời đó. Hổ phách được biết là sản sinh ra điện tích khi cọ xát. Trên thực tế, tên trong tiếng Hy Lạp của hổ phách là electron. Hổ phách từng được cho là ánh sáng mặt trời mùa đông, nó được sử dụng để thờ thần mặt trời Apollo. Amber cũng được coi là giọt nước mắt – đối với người Viking, và đối với người Hy Lạp, rơi lệ trước cái chết của Phaeton.

Thật đặc biệt và cũng thật tuyệt vời khi hổ phách có thể chứa côn trùng, (đôi khi có cả ếch và thằn lằn) rêu, hoặc lá thông đã bị mắc kẹt hàng triệu năm trong nhựa. Các bọt khí có thể làm cho hổ phách có màu đục nhưng đun nóng trong dầu sẽ làm chúng mất đi. Các mỏ hổ phách lớn nhất nằm ở vùng Baltic, đặc biệt là dọc theo bờ biển của Ba Lan. Hổ phách cũng được tìm thấy ở Cộng hòa Dominica, Mexico, Pháp, Tây Ban Nha, Canada, Romania, Na Uy, Đan Mạch, Đức, Miến Điện và Ý.

Lịch Sử lớp 6 Bài 1: Lịch sử là gì?

Luyện tập 2 trang 9 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?

- Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

- Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

- Học lịch sử giúp chúng ta có thể vận dụng các bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề của hiện tại cuộc sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.

Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Với cách hiểu như vậy, có thể thấy lịch sử là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như lịch sử dân tộc và nhà nước, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử các tổ chức đảng phái, đoàn thể,… Nói một cách cụ thể, mỗi con người, mỗi gia đình hay mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên đều có lịch sử của riêng nó.

Việc ghi chép các sự kiện lịch sử không chỉ để cho các thế hệ hậu sinh biết được những sự kiện xã hội, tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ, cũng như biết được các thế hệ tiền bối đã sống như thế nào và đã làm những việc gì, mà còn muốn để cho các thế hệ hậu sinh rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ để sống tốt hơn, làm giỏi hơn các thế hệ tiền bối của mình. Chính với mục đích đó mà các nhà nước trên thế giới đã sớm đưa môn học lịch sử vào giảng dạy trong các nhà trường cùng với các môn toán học, thiên văn học, thần học, luật học, triết học, ngôn ngữ học,...

Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử, người ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và những việc làm tri ân đối với các bậc “khai quốc công thần”, các vĩ nhân, danh nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, người ta cũng không thể hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng. Đối với các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách hay làm công tác quản lý xã hội, nếu không hiểu biết gì về lịch sử nói chung, về lịch sử ngành nghề, lĩnh vực mình đảm trách nói riêng, chắc chắn họ sẽ rơi vào tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Người ta sẽ trở thành người vô tâm, vô cảm và “mất gốc” khi không biết mình là ai, không biết lai lịch, nguồn gốc gia đình, quê hương, bản quán của mình như thế nào. Một nhà thơ Xô-viết từng viết: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Câu nói đó hoàn toàn ứng nghiệm với kết cục nhân - quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, bôi nhọ và phỉ báng lịch sử. Đến một thời kỳ nào đó, xã hội loài người sẽ không còn giai cấp và sự phân cách giàu nghèo, sang hèn, nhưng nguồn gốc gia đình, dân tộc, ranh giới quốc gia sẽ vẫn còn tồn tại, do đó, việc học và dạy lịch sử sẽ vẫn còn cần thiết.

Lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ, bởi vậy, nó có những đặc trưng rất khác biệt so với các lĩnh vực khác. Sự khác biệt đó là ở chỗ, các sự kiện lịch sử đòi hỏi phải được ghi chép một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí sau: 1- Danh tính (tên gọi) của sự kiện và bối cảnh xảy ra sự kiện; 2- Địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện; 3- Nội dung, diễn biến của sự kiện; 4- Nhân vật (con người) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự kiện; 5- Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa của sự kiện tại thời điểm xảy ra sự kiện. Các tiêu chí đó có liên quan mật thiết với nhau; nếu thiếu một tiêu chí nào đó thì sự kiện lịch sử sẽ trở nên phiến diện, bị sai lệch, thậm chí bị lợi dụng, bị xuyên tạc. Để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí nêu đó, những người viết sử (thời phong kiến gọi là quan ngự sử) phải là những người có các phẩm chất: công tâm, khách quan, trung thực, dũng cảm. Với những đặc trưng khác biệt, người châu Âu đã coi lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà những lãnh tụ, những chính khách nổi tiếng trên thế giới đều là những người rất am hiểu lịch sử trong nước và lịch sử nhân loại.

Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các thế hệ hậu sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông, như người xưa nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Học sinh học lịch sử không chỉ tự mình đọc sử ký và những tài liệu lịch sử do các nhà sử học thời xưa ghi chép, mà còn phải đến trường để nghe các thày, cô giáo dạy sử chỉ dẫn, phân tích, giảng giải những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc của những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng còn là để “ôn cố tri tân”, biết cũ, hiểu mới. Nếu kết hợp việc tự học lịch sử, xem phim ảnh, đọc các tác phẩm dã sử với việc nghe các thày, cô giáo giảng về lịch sử thì lịch sử sẽ sinh động, sâu sắc, hấp dẫn biết nhường nào. Có học lịch sử, người Việt Nam mới thấy dân tộc ta, đất nước ta có một bề dày lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước rất hào hùng, oanh liệt, với biết bao sự kiện, sự việc.

Khách quan và nghiêm túc mà nói, lịch sử dân tộc ta, đất nước ta là vô cùng sôi động, hấp dẫn. Nhưng tại sao nhiều năm nay môn học lịch sử trong các cấp nhà trường ở nước ta chưa hấp dẫn học sinh, sinh viên? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn là trong đó có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, do giáo trình, tài liệu, giáo cụ phục vụ cho việc dạy lịch sử quá sơ sài, rời rạc, chắp vá và có phần tùy tiện. Thứ hai, do đội ngũ giáo viên dạy lịch sử thiếu nhiệt huyết, ít đọc, ít sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan, dẫn đến việc giảng lịch sử ở trên lớp chỉ dựa vào giáo án được soạn từ sách giáo khoa. Với cách thức giảng dạy như thế và được diễn đi, diễn lại trong nhiều năm (y như một món ăn theo công thức có sẵn) đã khiến cho số đông học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán, vô bổ. Từ sự cảm nhận đó mà học sinh, sinh viên hình thành tâm lý, thái độ học tập hình thức, đối phó, miễn sao có chứng chỉ, bằng cấp để xin việc, kiếm sống mà thôi.

Là người được đào tạo về chuyên ngành lịch sử và đã có một thời gian giảng dạy lịch sử, tôi thấy rằng, để môn lịch sử thực sự là một môn học có sức truyền cảm, hấp dẫn người học, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử cũng như việc giảng dạy môn lịch sử cần phải có những người tâm huyết, mạnh dạn đổi mới và hội tụ các yếu tố sau đây:

Một là, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử (chính sử) phải do các giáo sư, các chuyên gia có uy tín trong ngành sử học đảm trách và chỉ đạo để bảo đảm các yêu cầu rõ ràng, đầy đủ, chính xác các sự kiện lịch sử. Những sự kiện lịch sử nào đó có tính chất truyền thuyết, truyền miệng thì nên đưa vào tài liệu tham khảo, chứ không nên coi đó là chính sử. Chẳng hạn, các truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” (Bà Âu Cơ sinh trăm trứng, rồi nở ra trăm người con…), “Thánh Gióng” (Thánh Gióng bay về trời…),… là không có căn cứ khoa học để đưa vào chính sử, mà nên coi đó là những câu chuyện dã sử, nhằm tránh sự hoài nghi, thắc mắc của người học. Môn học lịch sử dù được giảng dạy ở cấp nào thì các sự kiện lịch sử cũng phải bảo đảm tính thống nhất về sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ, loại trừ sự tùy tiện, sai lệch. Tùy theo cấp học mà các sự kiện lịch sử được phân tích, so sánh, liên hệ và bình luận nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Hai là, các thày, cô giáo giảng dạy lịch sử cần phải đọc rất nhiều, bởi có như vậy, các sự kiện lịch sử mới không trở nên khô khan, trần trụi. Chẳng hạn, khi nói về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội, đổi tên Kinh đô là Thăng Long, thì xung quanh sự kiện này có rất nhiều vấn đề liên quan đến địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, phòng chống ngoại xâm,…, đòi hỏi các thày, cô giảng dạy lịch sử cần giới thiệu, phân tích, so sánh, liên hệ và giải thích. Ngoài ra, việc các thày, cô giới thiệu những câu chuyện dân gian truyền miệng có tính chất dã sử xung quanh sự kiện dời đô và nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn cũng sẽ làm cho sự kiện lịch sử đó càng thêm phần phong phú, hấp dẫn. Hay chẳng hạn, khi giảng về cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở thời nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông, nếu các thày, cô giảng dạy lịch sử có phần giới thiệu cho học sinh biết nguồn gốc của giặc Nguyên - Mông, cũng như biết được tài năng, công trạng của các danh tướng nhà Trần, thì chắc chắn là bài giảng lịch sử của các thày, cô sẽ rất phong phú, sinh động và gây ấn tượng sâu sắc. Rõ ràng, việc giảng dạy lịch sử chỉ trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa sâu rộng khi các thày, cô giảng dạy lịch sử có kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực văn học, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, dân tộc, tôn giáo… Các thày, cô dạy lịch sử cũng là dạy cả về cách làm người, cách “biết mình, biết người” và cách “đối nhân, xử thế” ở đời.

Ba là, muốn cho môn học lịch sử hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực, gây ấn tượng sâu sắc, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử hay xem phim ảnh lịch sử cũng rất nên được các cấp nhà trường quan tâm thực hiện. Ngoài ra, các thày, cô giảng dạy môn lịch sử cũng cần tổ chức những buổi ngoại khóa, mời các giáo sư, các nhà nghiên cứu có uy tín trong ngành sử học đến thỉnh giảng; hoặc tổ chức thảo luận (hội thảo) theo chuyên đề nhằm lôi cuốn học sinh, sinh viên vào việc đọc và sưu tầm hay giới thiệu các tư liệu, tài liệu lịch sử. Đây không chỉ là cách chứng tỏ lịch sử là một môn khoa học xã hội, mà còn là cách khắc phục lối mòn giảng dạy một chiều, có tính chất áp đặt đã tồn tại bao năm nay ở nước ta.

Mong sao lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực thông qua việc đổi mới nhận thức, quan điểm đối với môn học lịch sử cũng như cách thức viết sử và giảng dạy lịch sử ở nước ta.

Lịch sử loài người là một khoảng thời gian rất dài và liên quan đến vô số nhân vật, sự kiện, hiện tượng nên chúng ta không thể nghiên cứu được tất cả. Do đó, khi nghiên cứu về quá khứ, chúng ta chỉ phải chọn một vài nhân vật và sự kiện để tìm hiểu.

Khi lựa chọn các nhân vật, sự kiện hay hiện tượng để nghiên cứu, chúng ta thường chọn những gì mà mình cho là quan trọng nhất. Khi chúng ta quyết định tìm hiểu về một nhân vật, một sự kiện hoặc một hiện tượng nào đó, có nghĩa là đối tượng đó có ý nghĩa lịch sử hoặc có tầm quan trọng.

Ý nghĩa lịch sử là một nhận định mà con người hiện đại đưa ra khi xác định tầm quan trọng của các nhân vật, sự kiện trong quá khứ. Điều đó có nghĩa là, những người khác nhau có thể có những cách nhìn nhận khác nhau về ý nghĩa của sự kiện lịch sử. Họ có thể cho rằng nó quan trọng hoặc không quan trọng. Họ có thể đồng tình hoặc phản đối ý nghĩa của một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử.

Quan điểm của mỗi người về ý nghĩa lịch sử của nhân vật, sự kiện không giống nhau nên tính quan trọng của sự kiện cũng có thể thay đổi. Do đó, một số sự kiện được coi là quan trọng trong một thế kỷ trước nhưng có thể không còn quan trọng đối với chúng ta bây giờ. Ngoài ra, có những điều chúng ta thấy rằng, một hiện tượng lịch sử rất có ý nghĩa đối với ngày nay nhưng hiện tượng đó lại chẳng được ai quan tâm vào thời điểm cách đây vài trăm năm.

Chúng ta lựa chọn các sự kiện “có ý nghĩa quan trọng” như thế nào?

Để quyết định tại sao một nhân vật hoặc một sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, chúng ta cần dựa vào một số tiêu chí. Dưới đây là bốn tiêu chí phổ biến mà chúng ta có thể sử dụng.

Nếu là một nhân vật thì đó là nhân vật đó có những suy nghĩ, hành động chưa từng có trước đây. Đối với một sự kiện thì đó là một sự kiện khác so với bình thường khiến mọi người phải quan tâm chú ý. Đây thường là cách mà con người từ quá khứ xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của nhân vật và sự kiện ở vào thời của họ sống. Khi một sự kiện hoặc một nhân vật được nhắc đến và ghi chép lại trong lịch sử có nghĩa là đó là những nhân vật quan trọng. Do đó, việc tìm kiếm những điểm độc đáo, mới lạ, về một nhân vật hay, sự kiện, địa điểm hoặc ý tưởng chính là cách để phân tích ý nghĩa lịch sử của nó.

Những sự kiện từ quá khứ đột nhiên có thể được coi là quan trọng và có ý nghĩa bởi vì mọi người nhận ra rằng chúng có giá trị cho cuộc sống con người ở thời điểm hiện tại. Như mọi người thường nói, “lịch sử thường lặp đi lặp lại” điều đó có nghĩa là khi một sự kiện lớn xảy ra trong thời đại của chúng ta, chúng ta hay có thói quen nhìn lại quá khứ để học hỏi những bài học kinh nghiệm. Do đó, có những sự kiện từ lịch sử hiếm khi được thảo luận trước đây đột nhiên trở nên quan trọng bởi vì chúng có thể có giá trị cho ngày hôm nay.

Trí nhớ và việc ghi chép của người viết sử

Mọi thứ thường trở nên quan trọng bởi vì chúng đã được ghi nhớ và ghi chép lại theo thời gian. Trong lịch sử, thông thường một số nhân vật hoặc sự kiện sẽ trở nên quan trọng đơn giản là vì nó được các nhà sử học ghi chép lại. Trong trường hợp này, các nhà sử học thường có xu hướng tập trung vào một khía cạnh cụ thể của nhân vật hoặc sự kiện đó (có thể là tốt hoặc xấu) và thường bỏ qua các khía cạnh khác. Kết quả là, những điều được nói đến trở thành những điều có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.

Cuối cùng, một nhân vật hoặc sự kiện được coi là có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó có tác động đến rất nhiều người. Các tác động này có thể là ngay lập tức hoặc kéo dài tới hàng tháng, năm, thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ sau đó. Nếu một nhân vật hoặc một sự kiện càng có tác động đến nhiều người (cả tốt và xấu) thì càng được coi trọng.

Ví dụ về các câu hỏi nghiên cứu, đánh giá ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện:

Nếu bạn được giao nhiệm vụ đánh giá ý nghĩa/ tầm quan trọng của một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử, bạn cần cân nhắc đến các tiêu chí trên và trả lời các câu hỏi sau:

– Nhân vật, sự kiện hoặc ý tưởng này có điểm gì độc đáo mới lạ hơn mà chưa từng xảy ra trước đó?

Những nhân vật hoặc sự kiện trong quá khứ có điểm gì tương đồng với các nhân vật hoặc sự kiện hiện tại?

Khi đề cập đến sự kiện hoặc nhân vật này, người viết đã bỏ qua những khía cạnh nào khác?

Nhân vật, sự kiện này đã làm thay đổi tình hình vào thời điểm đó và có tác động lâu dài đến ngày nay ra sao?

__________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Những ngày đầu kháng chiến ở Bến Tre năm 1940 (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ Bảy (khóa I) từ ngày 6 đến ngày 8/11/1939 tại Bà Ðiểm (Hóc Môn, Gia Ðịnh) nhận định: Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật, cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ; do vậy, phải đoàn kết thực hiện bằng được nhiệm vụ chính cốt là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc và các cá nhân yêu nước.

Trên cơ sở đó, tháng 3/1940, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư thảo ra Đề cương chuẩn bị bạo động. Ðến giữa tháng 11/1940, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngày 21/11/1940, Thường vụ Xứ ủy ra thông báo cho các cấp bộ Đảng nhất loạt phát động Nhân dân nổi dậy vào lúc 24 giờ ngày 22/11/1940. Thời điểm hành động nhất loạt ở các tỉnh Nam Kỳ là lúc 0 giờ ngày 22, rạng 23/11/1940, hiệu lệnh là đèn Sài Gòn tắt hoặc có tiếng súng nổ.

Hội nghị Trung ương Ðảng họp tại Ðình Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 6 đến 9/11/1940 nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam Kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương phái đồng chí Phan Đăng Lưu trở về truyền đạt quyết định của Trung ương cho Xứ ủy Nam Kỳ. Nhưng khi đồng chí Phan Ðăng Lưu về tới Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã ban hành tới các địa phương không thể thu hồi; một số cán bộ chủ chốt của Xứ ủy đã bị địch bắt, Cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch.

Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Thường vụ Xứ ủy ra Đề cương chuẩn bị bạo động (tháng 3/1940), công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai rất khẩn trương; các tổ chức phản đế xuất hiện nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn. Mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra. Nhiều nơi địch đến đánh phá, Nhân dân nổi trống mõ, uy hiếp địch, bảo vệ cán bộ. Các đội tự vệ, du kích phát triển ngay trong những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, nhà máy đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ... Ở nông thôn, phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích. Các cơ sở sản xuất vũ khí làm việc suốt ngày đêm. Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu “không một đồng xu, không một người lính cho đế quốc chiến tranh” ngày càng lan rộng. Công tác binh vận được tổ chức ráo riết, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.

Tuy nhiên, vì kế hoạch khởi nghĩa bị địch biết trước nên chúng lùng sục bắt bớ, giữ binh lính người Việt ở trong trại, tước vũ khí của binh lính phản chiến. Dù vậy, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch vào đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.

Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần quyết liệt, mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường... Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình. Bọn phản cách mạng bị xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo.

Ngay từ khi được tin Nam Kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn cấp, chỉ thị cho các địa phương “chia lửa” với Nam Kỳ. Từ việc rải truyền đơn, bãi khóa, bãi thị đến việc phát động du kích, nếu có điều kiện phá đường, cầu cống ngăn quân thù đàn áp. Nhưng thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, càn quét các vùng khởi nghĩa, tiêu diệt chính quyền cách mạng, cho máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Tính từ ngày 22/11 đến ngày 31/12/1940, thực dân Pháp gây ra hơn 5.000 vụ bắt bớ; hàng ngàn người bị xử tử, tù đày, tra tấn vô cùng tàn bạo. Tháng 12/1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui cuộc khởi nghĩa để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dập tắt. Thực dân Pháp nhân cơ hội này xử bắn nhiều đồng chí cán bộ kiên trung của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa, như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Ðăng Lưu...

Khởi nghĩa Nam Kỳ là thực tiễn sinh động về phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và để lại những bài học quý báu, đó là:

Một là, bài học về cụ thể hóa đường lối của Đảng phù hợp với thực tiễn địa phương, phải đặt địa phương trong mối tương quan với cả nước và có sự phối hợp khởi nghĩa giữa các địa phương trong cả nước. Một trong những nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là vì chưa được đặt trong sức mạnh chung của toàn quốc.

Hai là, bài học về công tác chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho một cuộc khởi nghĩa nổ ra có thể giành được thắng lợi, đặc biệt là chuẩn bị về lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang và khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh du kích, xây dựng và kiểm tra kế hoạch, phát hiệu lệnh khởi nghĩa.

Ba là, bài học về xây dựng đội quân chủ lực, xác định rõ các lực lượng phối hợp của cuộc khởi nghĩa và đánh giá đúng vai trò của các lực lượng. Lực lượng vũ trang của binh lính là quan trọng nhưng quyết định vẫn là quần chúng công nông.

Bốn là, bài học về việc giữ vững sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và quần chúng; không ngừng xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng; khơi dậy và nhân lên sức mạnh vĩ đại từ sự đồng tâm, hiệp lực của quần chúng.

Năm là, bài học về tính khoa học của kế hoạch lãnh đạo khi tiến công và thoái thủ; dự trù các phương án thắng - thua và khả năng giải quyết nếu khởi nghĩa thất bại; kế hoạch rút lui bảo toàn cơ sở và lực lượng.

Kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa diễn ra vào thời điểm toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta đang thi đua lập thành tích chào mừng Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng; phát huy tinh thần và những bài học kinh nghiệm của Cuộc khởi nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các cấp, các ngành cần nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước, trọng tâm là:

- Tập trung xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, nhất là không ngừng nâng cao trí tuệ, năng lực hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược cách mạng khoa học và sáng tạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng giai đoạn đổi mới.

- Không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thành nguồn sức mạnh và động lực to lớn để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cường củng cố, xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh vững chắc, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chạy chức, chạy quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tổ chức Đảng thực sự tiên phong, gương mẫu, trước hết là người đứng đầu; làm cho Nhân dân tin yêu và gắn bó máu thịt với Đảng…

Đồng phục học sinh là bộ trang phục được thiết kế theo những tiêu chuẩn riêng, được mặc chủ yếu trong môi trường giáo dục. Đa số các quốc gia đều sử dụng đồng phục học sinh, phổ biến là ở các trường tiểu học và các trường trung học.

Dù được sử dụng tại những ngôi trường khác nhau, nhưng việc mặc đồng phục học sinh sẽ tạo nên các quy chuẩn cần thiết trong môi trường giáo dục.

Ở Việt Nam và một số nước khác, có vài điểm giống nhau về đồng phục học sinh như nam thì mặc quần tối màu kết hợp với sơ mi, nữ thì mặc chân váy hoặc quần dài kết hợp với sơ mi... tùy theo quy định của ngôi trường đó.

Ngoài ra, một số trường còn có thêm áo khoác bên ngoài để mặc trong mùa đông, giúp giữ ấm cơ thể cho các bạn học sinh.