Phân biệt thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện
Phân biệt thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện
Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông: Cả thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều sử dụng một loạt các phương tiện truyền thông như hình ảnh, văn bản, màu sắc, hình dạng và bố cục để truyền đạt thông điệp hoặc tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.
Cả thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều sử dụng một loạt các phương tiện truyền thông
Mục tiêu truyền thông: thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều nhằm mục đích truyền đạt thông điệp hoặc ý tưởng một cách trực quan và hấp dẫn, dựa trên sự sáng tạo và hiểu biết về người dùng cuối.
Thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều nhằm truyền đạt thông điệp hoặc ý tưởng một cách trực quan và hấp dẫn
Tính nghệ thuật và sáng tạo: thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều yêu cầu sự sáng tạo và nghệ thuật trong việc thiết kế để tạo ra sản phẩm hoặc trải nghiệm mà người dùng cảm thấy hứng thú và hấp dẫn.
Thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều yêu cầu sự sáng tạo và nghệ thuật trong việc thiết kế
Thiết kế đồ hoạ thường được sử dụng để truyền đạt thông điệp tĩnh hoặc hình ảnh với ít sự tương tác.
Thiết kế đa phương tiện thường tạo ra các trải nghiệm động và tương tác cao hơn, như trang web có thể tương tác, ứng dụng di động có thể điều hướng và chia sẻ nội dung, video có thể được xem trực tiếp trên nhiều nền tảng, v.v.
Thiết kế logo của thương hiệu Apple
MV "See tình" của Hoàng Thuỳ Linh là điển hình cho việc sử dụng thiết kế đa phương tiện
Thiết kế đồ họa sử dụng chủ yếu các phần mềm thiết kế đồ hoạ chuyên dụng như Adobe Photoshop, Illustrator và InDesign
Phần mềm thiết kế 3D Blender dùng trong thiết kế đa phương tiện
Một trong những khác biệt rõ ràng nhất giữa nhà thiết kế đa phương tiện và nhà thiết kế đồ họa là loại nhiệm vụ của họ. Mặc dù cả hai loại nhà thiết kế đều chịu trách nhiệm tạo nội dung trực quan nhưng họ tập trung vào các yếu tố khác nhau để làm việc đó.
Các nhà thiết kế đa phương tiện tạo ra hình ảnh kết hợp âm thanh, video và hoạt hình
Poster phim Đào, Phở và Piano được tạo ra nhờ kỹ năng thiết kế đồ hoạ
Lựa chọn nghề nghiệp và môi trường làm việc
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ có thể rộng rãi, từ các studio đến công ty quảng cáo, agency thiết kế, công ty xuất bản, công ty truyền thông, đến nhóm thiết kế nội bộ của các doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, và nhiều lĩnh vực khác.
Các vị trí công việc có thể bao gồm: Chuyên viên thiết kế đồ hoạ, Biên tập viên hình ảnh.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ có thể rộng rãi
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực thiết kế đa phương tiện thường liên quan đến các cơ quan kỹ thuật số, công ty phát triển web/di động, nhà sản xuất video, studio game, công ty học tập trực tuyến, công ty khởi nghiệp công nghệ, bảo tàng và các tổ chức khác với các nhóm tập trung vào kỹ thuật số.
Các vị trí công việc có thể bao gồm: Chuyên viên thiết kế đa phương tiện, Nhà sản xuất video, Chuyên gia truyền thông kỹ thuật số, Nhà phát triển trang web, hoặc Chuyên gia trải nghiệm người dùng đa phương tiện.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực thiết kế đa phương tiện thường liên quan đến các cơ quan kỹ thuật số
Bên cạnh đó, cả hai kỹ năng thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện đều có thể làm việc tự do - freelance với nhiều tổ chức/ dự án khác nhau.
Hy vọng thông qua bài viết phân biệt thiết kế đồ hoạ và thiết kế đa phương tiện của colorME, bạn đã hiểu rõ hơn về hai lĩnh vực này và có định hướng rõ ràng hơn cho con đường sự nghiệp phía trước. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu và học về lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, bạn có thể đăng ký khoá Thiết Kế Chuyên Sâu 6 tháng của colorME. Còn nếu bạn mong muốn tìm hiểu và học về lĩnh vực thiết kế đa phương tiện, bạn có thể đăng ký khóa học thiết kế đồ họa và đa phương tiện 18 tháng của colorME.
ColorME sẽ luôn hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trên con đường thiết kế sáng tạo. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog và Fanpage của chúng mình để cập nhật những kiến thức thiết kế sáng tạo độc đáo và mới lạ nhất nhé!
Designer có nhất thiết phải vẽ đẹp? Không có năng khiếu hội họa liệu có thể theo đuổi ngành mỹ thuật đa phương tiện? Nếu bạn còn đang bối rối với những câu hỏi trên thì đừng ngại dành thời gian để kiếm tìm thấy câu trả lời cho chính mình trước khi lựa chọn hướng đi chắc chắn cho tương lai.
Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện là gì?
Thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia Design) là ngành học ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế sản phẩm đồ họa, đặc biệt là các sản phẩm đồ họa 3D mang tính “động” (khác với 2D thiên về tính “tĩnh” nhiều hơn).
Designer không hoa tay liệu có lạc lối khi bước vào thế giới sáng tạo?
Cánh cửa mang tên cơ hội luôn rộng mở đón chào bất cứ ai dám vượt ra khỏi vòng an toàn để dám thử thách bản thân, ngành mỹ thuật đa phương tiện (MTĐPT) cũng không nằm vòng ngoại lệ. Chỉ cần bạn có tư duy thẩm mỹ tốt và thực sự yêu thích thiết kế thì ngành học mỹ thuật đa phương tiện sẽ rất phù hợp với bạn.
MTĐPT bên cạnh là sự giao thoa giữa 3 yếu tố: tư duy – sáng tạo – ứng dụng công nghệ thì những đặc thù mang tính chất ngành: đa mảng, đa cách thể hiện, đa cái tôi sáng tạo…cũng đã góp phần cho yếu tố không phải bất cứ người nghệ sĩ nào khi phiêu mình trong thế giới sáng tạo cũng đều phải biết vẽ và vẽ đẹp. Tuy nhiên nếu bạn không vẽ đẹp thì cũng nên biết vẽ cơ bản từ triển khai vẽ từ hình khối, biết vẽ bạn sẽ dành lợi thế trong việc dễ dàng phác họa những ý tưởng vừa vụt lóe trong suy nghĩ cũng như dễ dàng truyền tải ý tưởng của mình một cách trọn vẹn.
Thiết kế 2D tĩnh – ngã rẽ thiết thực cho những Designer không hoa tay
Thiết kế 2D tĩnh là công việc liên quan tới các ngành nghề như thiết kế truyền thông quảng cáo trực tuyến và in ấn, thiết kế thương hiệu, thiết kế văn hóa ấn phẩm, xuất bản phẩm (sách, báo, tạo chí, quà tặng…), thiết kế giao diện web UX/UI. Công việc sẽ không đòi hỏi bạn phải biết vẽ quá nhiều mà sẽ tập trung chính vào tư duy hình ảnh, các nguyên lý thị giác kết hợp ứng dụng công nghệ như Photoshop, Illustrator, Indesign để tạo nên những ấn phẩm đột phá mang trong mình cái tôi sáng tạo.
FPT Arena Multimedia (FAN) với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo đa phương tiện, đã ươm mầm nhiều tài năng trẻ phát triển trong mảng thiết kế 2D tĩnh nói riêng ngành truyền thông đa phương tiện nói chung.
Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc ngay khi ra trường, đồng thời mang đến các bạn trẻ yêu thích sáng tạo một sân chơi tài năng, FAN đã liên tục tổ chức các lớp tuyển sinh ngành thiết kế 2D tĩnh
Xem thông tin chi tiết tại đây: https://arena.fpt.edu.vn/fpt-arena-multimedia-thong-bao-tuyen-sinh-chuyen-nganh-my-thuat-da-phuong-tien-nam-2020-2/
Bài viết mang đến bởi FPT-Arena Multimedia, trung tâm thuộc tập đoàn FPT liên kết với tập đoàn đào tạo CNTT toàn cầu Aptech.
Được thành lập vào tháng 7-2004, FPT-Arena là trung tâm đầu tiên đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện và cũng là trung tâm đầu tiên triển khai chương trình AMSP của Arena Ấn Độ tại Việt Nam với các chương trình đào tạo: Graphics Suite, Web & Digital Design, Film Making & Game Design, 3D Animation.
Liên hệ FPT Arena Multimedia tại: Website | Tuyển sinh | Fanpage | Instagram | Youtube
Để tìm hiểu điểm khác nhau giữa thiết kế đồ họa và thiết kế đa phương tiện, đầu tiên chúng ta nên hiểu đúng định nghĩa của chúng: Thiết kế đồ họa là gì? Thiết kế đa phương tiện là gì? Học xong sẽ làm nghề gì? Hiểu đúng để chọn đúng nghề là vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ từ 9 tuổi hoặc thanh thiếu niên đang học THPT, yêu thích mỹ thuật, thiết kế, có ước mơ liên quan nhiều đến 2 loại hình thiết kế này, ba mẹ hiểu đúng, sẽ giúp con trang bị đúng kỹ năng, kiến thức từ đầu, chắp cánh ước mơ cho con “ĐÚNG KỸ NĂNG – ĐÚNG ƯỚC MƠ”.
Xem thêm: các khóa học thiết kế.