Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam
Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam
Ở Lữ đoàn Thông tin 575 (Quân khu 5) hoạt động sân khấu hóa Ngày Pháp luật quý IV năm 2024 còn góp phần gắn kết thêm tình yêu thương đồng chí, đồng đội, tăng cường mối quan hệ đoàn kết thống nhất. Điểm nhấn của hoạt động này là ngoài tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của đơn vị thông qua video clip về các hành vi vi phạm; trả lời nhanh các câu hỏi pháp luật; tổ chức sinh nhật đồng đội, đơn vị còn kết hợp giao lưu văn hóa ẩm thực, đặc sản truyền thống của các vùng miền và đọc sách, báo. Đây thực sự là hoạt động ý nghĩa, thiết thực, tạo hiệu ứng tích cực, là sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật.
Không chỉ ở Tiểu đoàn Tăng thiết giáp 699 và Lữ đoàn Thông tin 575, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu 5 đã đồng loạt tổ chức các hoạt động sát thực, sinh động, hiệu quả. Góp phần giáo dục ý thức và lợi ích của việc thượng tôn pháp luật, kỷ luật. Hưởng ứng Ngày Pháp luật năm nay, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Ban Chỉ đạo 1371 Quân khu đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động sát thực, mang lại hiệu quả cao.
Đại tá Đỗ Thanh Xuân, Phó chủ nhiệm Chính trị, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 1371 Quân khu 5 cho biết: Cơ quan đã tham mưu, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể, chủ động xác định hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật phù hợp; khuyến khích phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức quần chúng địa phương, đơn vị kết nghĩa, xác định nội dung, địa điểm tổ chức; đa dạng hóa các hoạt động như nói chuyện chuyên đề về pháp luật; qua hệ thống truyền thanh nội bộ, hệ thống pa-nô, khẩu hiệu, trưng bày giới thiệu sách và tủ sách pháp luật; giới thiệu, tham quan các mô hình, cách làm hay; khen thưởng, tôn vinh những điển hình tiên tiến trong công tác PBGDPL… gắn với hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, lễ hội ẩm thực, hát ru hát dân ca, hát múa dân vũ...
Các cơ quan, đơn vị thuộc Quân khu 5 đã đổi mới, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức; phát huy có hiệu quả các lực lượng, phương tiện và vai trò nòng cốt của Hội đồng PBGDPL, Ban Chỉ đạo 1371, cơ quan chính trị, cơ quan tư pháp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp. Đồng thời, đã đề ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội; xây dựng cho mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên luôn vững vàng về tư tưởng, chấp hành nghiêm kỷ luật, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
(HNM) - Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học. Bảo tồn động vật hoang dã còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, duy trì sự đa dạng sinh học và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá cho nhân loại. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT Hà Nội) Lê Minh Tuyên.
- Ông có thể cho biết, hiện nay tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Hà Nội diễn ra như thế nào và có ảnh hưởng ra sao đến đa dạng sinh học?
- Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển mạnh mẽ, cùng với đó, nhu cầu sử dụng trái phép sản phẩm các loài động vật hoang dã tại Hà Nội ngày một tăng. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên tình hình buôn bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố diễn ra rất phức tạp. Cụ thể, trong 5 năm qua, lực lượng chức năng của thành phố, trung ương tịch thu, bắt giữ 76 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, trong đó có những động vật hoang dã quý hiếm như: Hổ, rái cá, gấu, rùa vàng…, với tổng số tiền xử phạt gần 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến hết tháng 8-2022, trên địa bàn thành phố đang quản lý 227 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 64.365 cá thể; cơ quan chức năng đã cấp cho 153 cơ sở mã số nuôi động vật hoang dã.
Trên thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật, mỗi loài đều nằm trong một mắt xích hoặc nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn tự nhiên. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật của hàng chục triệu năm nay. Một số loài chủ chốt trong thế giới tự nhiên biến mất cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của những loài lân cận. Vì thế, bảo vệ sự tồn tại của thế giới động vật cũng là bảo vệ sự đa dạng về loài, cá thể trong loài, bởi suy cho cùng đó chính là bảo vệ môi trường sinh thái.
- Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ ban hành có những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp gì để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, thưa ông?
- Chiến lược đề ra mục tiêu là cần phải bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Trong đó, chiến lược đặt ra những chỉ tiêu rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu 10 loài đang bị đe dọa, không có thêm loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng… Chiến lược cũng đề ra các nội dung chủ yếu thực hiện, thúc đẩy công tác bảo tồn các loài hoang dã, nhất là các loài động vật hoang dã nguy cấp bằng các biện pháp điều tra, đánh giá và liên tục cập nhật, công bố danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm để có biện pháp bảo tồn. Chẳng hạn, tăng cường thiết lập hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, những mạng lưới trung tâm cứu hộ, thực hiện các giải pháp để giảm mối đe dọa tới các loài động vật hoang dã.
- Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17-5-2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, như thế nào?
- Nhận thức trước thực trạng săn bắt, bẫy các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn thành phố, đặc biệt dọc hai bên sông Hồng diễn ra phức tạp và cần phải có các biện pháp bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, từ năm 2020, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã xây dựng đề án bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư dọc hai bên sông Hồng (nơi có nhiều loài chim hoang dã, di cư trú ngụ).
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND thành phố Hà Nội ban hành 2 văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Chi cục Kiểm lâm xác định, đây là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và luôn chủ động trong công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã, di cư nói riêng để bảo tồn sự đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố.
- Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp nào để thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn động vật hoang dã và sự đa dạng sinh học, thưa ông?
- UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, tích cực thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã và sự đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã, sự đa dạng sinh học cho người dân, học sinh, chủ các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm, người dân tại các khu chợ bán chim cảnh… trên địa bàn thành phố.
Thành phố chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ việc nuôi nhốt động vật; không để người dân lợi dụng việc gây nuôi nhằm buôn bán động vật hoang dã trái phép; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các đối tượng vi phạm. UBND thành phố cũng tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, tạo sự đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, bảo vệ động vật hoang dã không chỉ cần sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước mà cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan như các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đoàn thể và từng người dân. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, mỗi cá nhân cần thay đổi hành vi ứng xử của mình, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường ngày một tốt hơn.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong những trường tại Việt Nam tiên phong trong hội nhập quốc tế và khu vực, là thành viên chính thức của Diễn đàn các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá Châu Á (AMFUF) từ năm 2002 và Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU) từ năm 2004. Bên cạnh đó, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam còn là một trong số ít các trường đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng thành trường Đại học trọng điểm quốc gia.
Sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Năm 2022, Trường đã được cấp Giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN). Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được Hội đồng AUN đánh giá rất cao các tiêu chí: giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng đầu ra của sinh viên; 3 tiêu chí này được đánh giá là điểm sáng, hình mẫu quốc gia.
Nhà trường hiện đào tạo đa ngành, đa bậc học từ đào tạo nghề đến đào tạo tiến sĩ với 47 chuyên ngành đại học, 17 chuyên ngành cao học, 08 chuyên ngành nghiên cứu sinh liên quan trực tiếp đến kinh tế biển với hơn 17.000 sinh viên.
Nhằm mục đích thắt chặt tình đoàn kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong năm học 2022 - 2023, Nhà trường sẽ cung cấp 23 suất học bổng toàn khóa hệ Đại học và Thạc sĩ cho sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia: Lào, Myanmar, Mông Cổ, Ma-rốc, Nam Phi, Triều Tiên, Malaysia, Angola và Campuchia,….
Học bổng sẽ bao gồm: tiền học phí và chỗ ở trong ký túc xá, đi kèm với giáo trình, tài liệu và bảo hiểm y tế cho sinh viên...
Đây là “cơ hội vàng” để các sinh viên quốc tế có thể được học tập, giao lưu, tiếp xúc với đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.
Hiện tại, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang có gần 100 sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia như: Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp,... theo học từ hệ Đại học đến Nghiên cứu sinh.
Với phương châm đặt sinh viên làm trung tâm đào tạo, đặc biệt là các sinh viên quốc tế, Nhà trường không ngừng cải tiến, nâng cấp các trang thiết bị để đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của sinh viên.
Bên cạnh đó, sinh viên quốc tế theo học tại trường có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa đa dạng của các câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa của trường như: CLB Tiếng Anh, CLB võ thuật, CLB guitar,…
Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội được tham gia các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học hàng đầu trên thế giới như: Học viện Hàng hải California (CMA), Đại học Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc (KMOU), Đại học Quốc gia Đại dương Đài Loan (NTOU),…
Sinh viên trường tham gia hội trại tại Đại học Hàng hải Quốc gia Đài Loan
Hạn nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng: đến hết ngày 30/09/2022.