Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc là một hành trình cần sự kiên nhẫn và phương pháp học phù hợp. Dù bạn đã từng học nhưng bỏ dở, hoặc cảm thấy mất hết nền tảng ngôn ngữ, việc khôi phục lại vốn tiếng Anh là điều quá khó khăn. Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bước đi cụ thể và hiệu quả để giúp bạn có thể lấy lại nền tảng và tự tin sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc là một hành trình cần sự kiên nhẫn và phương pháp học phù hợp. Dù bạn đã từng học nhưng bỏ dở, hoặc cảm thấy mất hết nền tảng ngôn ngữ, việc khôi phục lại vốn tiếng Anh là điều quá khó khăn. Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bước đi cụ thể và hiệu quả để giúp bạn có thể lấy lại nền tảng và tự tin sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn từng học tiếng Anh nhưng đã tạm dừng trong một thời gian, hoặc bạn đã cố gắng học nhưng không đạt hiệu quả vì thiếu những kiến thức nền tảng. Bạn có thể xây dựng lại bằng cách học từ những phương pháp đơn giản nhất. Hãy bắt đầu bằng việc học từ vựng theo chủ đề. Sử dụng các ứng dụng flashcard để ghi nhớ từ một cách dễ dàng hơn. Mỗi ngày học và ôn tập từ 10 đến 15 từ mới sẽ giúp bạn dần dần xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc.
Cách lấy lại gốc tiếng Anh thông qua việc học từ vựng trên các ứng dụng flashcard
Ngoài việc học từ vựng, luyện nghe thụ động cũng là phương pháp rất hiệu quả. Bạn có thể nghe podcast, nhạc hoặc xem video tiếng Anh trong khi nấu ăn hay làm việc nhà để quen với âm thanh tiếng Anh một cách tự nhiên mà không quá áp lực. Việc luyện phát âm chuẩn ngay từ đầu cũng rất quan trọng. Các công cụ như Elsa Speak hoặc Duolingo có thể hỗ trợ cải thiện phát âm và sửa những lỗi thường gặp.
Xem thêm: Các app luyện nói tiếng Anh miễn phí hay nhất 2024
Một số người có khả năng học ngôn ngữ kém hơn so với người khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc họ tiếp thu và sử dụng tiếng Anh. Nhưng đừng vội nản lòng, điều bạn cần là một lộ trình học tiếp anh thật sự phù hợp với bản thân và một sự kiên trì, thành công sẽ đến với bạn.
Trước khi bắt đầu hành trình học tiếng Anh lại từ con số 0, bạn cần xác định rõ lại mục tiêu của mình. Khi đã biết chính xác lý do và mục tiêu học tiếng Anh, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để duy trì thói quen học tập lâu dài.
Xác định mục tiêu để thúc đẩy động lực học tiếng Anh lại từ đầu
Mỗi người có thể có các mục tiêu khác nhau. Có người cần tiếng Anh để giao tiếp cơ bản hàng ngày với người nước ngoài, trong khi người khác muốn sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp cho công việc hoặc để thi chứng chỉ như IELTS, TOEIC. Ngoài ra, tiếng Anh còn là công cụ hữu ích nếu bạn muốn đi du học hoặc du lịch nước ngoài, giúp bạn tự tin khi tương tác với người bản xứ.
Khi đã xác định rõ mục tiêu, hãy bắt đầu bằng cách lập kế hoạch học tập chi tiết. Chẳng hạn, nếu bạn cần tiếng Anh cho công việc, hãy tập trung học từ vựng và mẫu câu chuyên ngành liên quan. Ngược lại, nếu mục tiêu là giao tiếp hằng ngày, bạn nên chú trọng vào các tình huống giao tiếp cơ bản và rèn luyện phát âm chuẩn ngay từ đầu.
Kỷ luật và động lực là hai yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua những trở ngại ban đầu. Đặt ra các mục tiêu nhỏ, vừa sức như học 5 từ mới mỗi ngày hoặc nghe 10 phút podcast sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc.
Ở giai đoạn cuối, bạn cần tập trung vào các kỹ năng nâng cao để chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc tình huống giao tiếp phức tạp. Bạn có thể ôn luyện thêm với các bài tập chuyên sâu hoặc tham gia các lớp luyện thi nếu mục tiêu của bạn là đạt điểm cao trong các kỳ thi như IELTS, TOEIC. Quan trọng là bạn phải duy trì sự kiên nhẫn và không ngừng cải thiện mỗi ngày.
Khi đã quen với việc nghe và nói, bạn cần tập trung vào phát triển kỹ năng đọc và viết. Hãy đọc những bài báo ngắn, truyện ngắn hoặc sách tiếng Anh đơn giản để tăng cường vốn từ và khả năng đọc hiểu. Bên cạnh đó, bạn có thể viết nhật ký hoặc đoạn văn ngắn bằng tiếng Anh mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng viết. Nếu gặp khó khăn trong việc diễn đạt, hãy tra từ điển hoặc tìm kiếm các mẫu câu phù hợp.
Sau khi có vốn từ và nắm được ngữ pháp cơ bản, bạn nên chuyển sang luyện kỹ năng nghe và nói. Có một phương pháp rất hữu ích trong giai đoạn này đó chính là Shadowing. Bạn hãy nghe các đoạn hội thoại ngắn và cố gắng lặp lại theo người nói với tốc độ tương tự. Điều này giúp bạn cải thiện phát âm và tăng khả năng phản xạ khi giao tiếp. Ngoài ra, bạn có thể nghe các bài hát hoặc xem phim tiếng Anh có phụ đề để làm quen với ngôn ngữ theo cách tự nhiên nhất.
Lấy lại căn bản cho người mất gốc tiếng Anh với lộ trình rõ ràng, riêng biệt
Dù đã có phương pháp và mục tiêu phù hợp, học tiếng anh vẫn là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn đến từ người học.
Quá trình học tiếng anh có thể diễn ra trong một hoặc một vài năm, và trong quá trình này, rất nhiều thứ có thể diễn ra gây gián đoạn quá trình học, để rồi người học lại dang dở trên con đường học tiếng anh của bản thân.
Để tránh được điều đó, người học hãy tạo cho bản thân một thói quen học tiếng anh hằng ngày. Mỗi ngày, hãy dành ra một khoảng thời gian cố định (không cần quá dài) riêng cho việc học tiếng anh.
Khi việc học tiếng anh đã trở thành một thói quen, người học sẽ có thể dễ dàng duy trì việc học của bản thân để rồi từ đó gặt hái được thành quả trong việc học.
Bên cạnh những giờ học tiếng anh theo giáo trình, người học nên cố gắng sử dụng tiếng anh trong cuộc sống hằng ngày. Việc này không chỉ giúp người học nhanh chóng hoàn thiện tiếng anh của bản thân, mà còn giúp người học có thêm động lực để cố gắng theo đuổi chặng đường chinh phục tiếng anh.
Để có thể áp dụng tiếng anh trong cuộc sống hằng ngày, người học có thể bắt đầu từ những việc làm rất nhỏ nhặt như: xem phim tiếng anh bằng tiếng anh, nghe nhạc bằng tiếng anh, tự độc thoại bằng tiếng anh,…
Ở giai đoạn đầu, bạn nên tập trung vào việc học từ vựng cơ bản theo các chủ đề thông dụng như gia đình, công việc, sở thích, và thực phẩm. Hãy bắt đầu với khoảng 500 đến 1000 từ vựng, đồng thời nắm vững những ngữ pháp cơ bản như thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, và tương lai đơn. Đây là những nền tảng cần thiết để bạn có thể bắt đầu hiểu và sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp cơ bản.
Để đạt được hiệu quả cao, bạn cần chia nhỏ lộ trình học thành các giai đoạn. Điều này giúp bạn không cảm thấy quá tải và dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của mình. Dưới đây là lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc từ A đến Z mà Pantado mang đến cho bạn:
Tự học tiếng Anh là một lựa chọn hiệu quả nếu bạn có tính kỷ luật và khả năng tự quản lý thời gian. Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng các ứng dụng học tiếng Anh miễn phí như Duolingo, Memrise hoặc LinQ. Đây là những công cụ giúp bạn học từ vựng và ngữ pháp một cách dễ dàng thông qua trò chơi và bài tập thú vị.
Ngoài ra, bạn nên đọc sách tiếng Anh cơ bản và nghe podcast phù hợp với trình độ của mình. Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để học sẽ giúp bạn duy trì thói quen và tiến bộ nhanh hơn. Đừng quên tự kiểm tra tiến độ của mình qua các bài kiểm tra online hoặc ghi lại những gì mình đã học được trong ngày.
Luyện tiếng Anh bằng cách nghe podcast thường xuyên