L/C nhập khẩu là phương thức thanh toán phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong xuất nhập khẩu quốc tế. Vậy, L/C nhập khẩu là gì và tầm quan trọng của phương thức này như thế nào? Cùng sme.seabank.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
L/C nhập khẩu là phương thức thanh toán phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong xuất nhập khẩu quốc tế. Vậy, L/C nhập khẩu là gì và tầm quan trọng của phương thức này như thế nào? Cùng sme.seabank.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
L/C nhập khẩu (sau đây gọi tắt là L/C) là phương thức thanh toán mang lại nhiều lợi ích cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu, đặc biệt là về độ an toàn, uy tín. Cụ thể, đặc điểm và lợi ích của loại chứng từ này như sau:
Để sử dụng L/C đúng và hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về những đặc điểm của loại chứng từ này. Theo đó, L/C bao gồm những đặc điểm như sau:
L/C nhập khẩu sẽ là phương thức thanh toán độc lập với hợp động Ngoại thương
Sử dụng L/C nhập khẩu sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với cả người bán, người mua và các ngân hàng tham gia vào giao dịch này. Cụ thể, những lợi ích mà L/C mang lại như sau:
L/C nhập khẩu sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với cả người bán, người mua
Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thanh toán ngay khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của L/C.
Không giống như thanh toán bằng T/T, việc thanh toán bằng L/C chỉ xảy ra sau khi người xuất khẩu đã giao hàng với hai thời điểm cụ thể như sau:
Sau khi giao hàng, bên xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thanh toán sau 30, 60, 90 ngày… kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của L/C.
Định nghĩa: Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) là phương thức trong đó theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ phát hành một Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C), trong đó ngân hàng cam kết thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện đã quy định trong Thư tín dụng.
Để mở L/C nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ và thực hiện thủ tục mở như sau:
Để mở L/C nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
Tùy thuộc vào từng ngân hàng, quy trình thủ mở L/C nhập khẩu sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo quy trình mở L/C nhập khẩu cơ bản như sau:
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở mục “Hồ sơ cần có để mở L/C nêu trên.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại ngân hàng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ tại ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng sẽ thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả cho doanh nghiệp theo thời gian quy định của ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng thực hiện thẩm định hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ mở L/C, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ mà doanh nghiệp đã nộp. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng tất cả các thông tin và tài liệu đều hợp lệ, đầy đủ theo yêu cầu.
Nếu hồ sơ được chấp nhận, Ngân hàng gửi thông báo đến Khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng yêu cầu Khách hàng nộp phí và khoản tiền ký quỹ L/C.
Bước 4: Ngân hàng phát hành L/C nhập khẩu
Sau khi thẩm định xong, Ngân hàng sẽ phát hành L/C cho doanh nghiệp. Điều này là cam kết của Ngân hàng thanh toán một khoản tiền cụ thể cho Nhà xuất khẩu khi họ đáp ứng đúng các điều kiện trong L/C.
Doanh nghiệp sẽ phải thanh toán phí mở L/C theo quy định của Ngân hàng. Phí này sẽ tùy theo các điều kiện cụ thể của L/C và quy định nội bộ của Ngân hàng.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu để có thể mở L/C nhập khẩu
Quy trình thanh toán LC nhập khẩu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người bán xuất trình bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu đến Ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện kiểm tra Bộ chứng từ.
Bước 2: Ngân hàng phát hành thông báo tình trạng Bộ chứng từ cho Người mua. Trường hợp Bộ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng phát hành yêu cầu Người mua thanh toán L/C theo thời gian quy định. Trường hợp Bộ chứng từ có sai sót, Ngân hàng phát hành đề nghị Người mua phản hồi ý kiến về việc chấp nhận hay không chấp nhận thanh toán.
Bước 3: Tại ngày đến hạn thanh toán, nếu Bộ chứng từ hợp lệ hoặc Bộ chứng từ có sai sót nhưng Người mua chấp nhận thanh toán, Người mua nộp tiền vào tài khoản tại Ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành thực hiện thanh toán cho Người bán.
Tham khảo thêm bài viết: So sánh các loại L/C hiện nay và doanh nghiệp nên sử dụng L/C nào?
Tóm lại, L/C nhập khẩu là một phương thức thanh toán phổ biến trong giao dịch xuất nhập khẩu, an toàn và uy tín, mang lại nhiều lợi ích cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng L/C hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và thủ tục liên quan.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu mở L/C nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với SeABank để được tư vấn và hỗ trợ. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu, SeABank tự tin mang đến cho doanh nghiệp bạn dịch vụ phát hành L/C nói riêng và các dịch vụ tài trợ nhập khẩu quốc tế đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và phù hợp với từng phương án kinh doanh linh hoạt của doanh nghiệp. Với thủ tục đơn giản, khi mở dịch vụ L/C nhập khẩu tại SeABank,
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ L/C nhập khẩu của SeABank, vui lòng truy cập website: https://sme.seabank.com.vn/ hoặc liên hệ Hotline 1900.555.587 (KHCN) hoặc 1900.599.952 (KHDN).Xem thêm: Giải đáp về tài trợ nhập khẩu - nên lựa chọn ngân hàng nào?Xem thêm: Tìm hiểu về nhờ thu nhập khẩu, dịch vụ nhờ thu nhập khẩu SeABank
Bản chất của việc thanh toán bằng L/C là người nhập khẩu mượn uy tín của ngân hàng (tín dụng) để thuyết phục người xuất khẩu giao hàng; sau đó người xuất khẩu đòi tiền ngân hàng dựa trên các bằng chứng (chứng từ) chứng minh mình đã hoàn thành trách nhiệm.
Với việc thanh toán bằng L/C, trách nhiệm giao hàng là của người xuất khẩu còn trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu đã chuyển từ người nhập khẩu sang ngân hàng mở L/C.
Để thể hiện được ưu điểm của mình thì trước tiên L/C phải là một cam kết không hủy ngang (Irrevocable) của ngân hàng dành cho người xuất khẩu. Cũng vì thế phương thức Tín dụng chứng từ là an toàn nhất đối với người xuất khẩu trong thanh toán quốc tế.